Thông thường, các CMO, đưa lên cho bạn một kế hoạch kinh doanh, như sau:
– Nội dung kế hoạch: chương trình giảm giá, khuyến mại, tặng Voucher.
– Kênh kinh doanh: làm TVC 350tr, thuê KOL 1,1 tỷ, quảng cáo thang máy 70tr, Digital Marketing 220tr, tờ rơi 45tr…kèm theo số lượng cam kết của mỗi số tiền trên.
– Nhân sự: phòng MKT thực hiện (quỹ lương 70tr/tháng)
Bạn thấy thật hài lòng. Ngon quá, chỉ cần chi tiền ra, sẽ có từng này thứ. Ôi, với sản phẩm tuyệt vời của mình, phủ khắp các nơi thế này, thế nào cũng có kết quả.
😠 Và rồi, khi triển khai, chuyện gì diễn ra:
– Được 3 ngày đầu, mọi thứ có vẻ được triển khai.
– Đến ngày thứ 4, không thấy có bất cứ một kết quả gì về. Bạn bắt đầu lo lắng.
– Sự hỗn loạn đang diễn ra. Bạn cần thay đổi kế hoạch. Họp bàn lên xuống. Kế hoạch thay đổi, nhưng chủ yếu theo chiều hướng xấu.
…. (một loạt sự hỗn loạn, đồng ý trước mặt, sau lưng không làm hoặc làm khác đang diễn ra)
– Kết quả cuối cùng: 5 khách hàng, DÙNG THỬ.
Chuyện quái gì đang xảy ra vậy?
Tại sao kết quả thành công như mình kì vọng, lại không có?
2,2 tỷ ở trên, sao lúc này, nó được tiêu một cách đơn giản như vậy. Còn lúc khác, kể cả 1tr đồng, bạn cũng cẩn trọng cơ mà.
Thường thì, 2,2 tỷ ở trên, được tiêu trong trạng thái có Quỹ đầu tư đứng sau. Nhưng không ít trường hợp, các CEO, bị lóa mắt, bởi những gì MKT trình bày, khi tiêu
2,2 tỷ trên, SẼ được gì.
Được gì? 5 khách DÙNG THỬ.
Chúng ta sẽ quên. Quên để mà sống, để bước tiếp. Nhưng giá như…
😏 Có cách làm nào khác không?
Kinh doanh, thì vẫn cần phải làm, để có doanh thu. Nhưng sao, kinh doanh cửa nào, chết cửa ấy như vậy.
Làm thế nào, để kinh doanh, quảng cáo bán hàng, có kết quả, mà không bị thất bại như vậy?
Bạn hãy coi như, hôm nay là cơ duyên, bạn đọc được bài viết này. Để, từ sau, mỗi khi có một kế hoạch hoành tráng đưa lên cho bạn, bạn nhớ đến bài viết này, thì bạn sẽ không hành sự theo bản năng nữa.
😉 Bạn thử xem, Tư duy Growth Hacking phía dưới. Nếu có nó, bạn còn có thể mất 2,2 tỷ nữa không?
1. Thất bại tồn tại khắp nơi, chứ không phải thành công. Luôn suy nghĩ thất bại, sẽ chủ động tránh thất bại. Thay vì mù quáng tin vào thành công.
2. Vì luôn nghĩ thất bại, Growth Hacking luôn thử nghiệm. Thử nghiệm mọi thứ. Kinh doanh của Growth Hacking là khám phá rồi mới đến thành công. Không bao giờ tin thành công ngay.
3. Và bởi vì thử nghiệm, Growth Hacking biết chính xác, khách cần gì, để cung cấp cho họ, nên Growth Hacking có tiền, và lãi lớn. Trong khi đa phần không.
4. Thất bại, nên thử nghiệm nhỏ. Mọi việc diễn ra rất nhẹ nhàng, thong dong. Không ai phải quá sức. Mà kết quả thu về rất lớn.
5. Không phải Growth Hacking không thèm lớn, mà là: chưa làm lớn. Khi tìm ra công thức, để moi tiền khách hàng rồi, làm khách hài lòng rồi. Lúc đó, mới bắt đầu tự động hóa.
6. Điều Growth Hacking nghĩ, không phải chỉ là sản phẩm và những lợi ích hời hợt. Mà là: sản phẩm siêu hạng, lợi ích chọc sườn, và cạnh tranh sắc bén (anh ta nắm điểm yếu của 20 đối thủ tương tự trong lòng bàn tay. Anh ta đem sản phẩm về cho gia đình mình dùng)
7. Chưa kể, đường nào cũng một lần bán hàng. Anh ta tìm được cách, để tăng được doanh thu, trên mỗi lần chốt. Ví dụ như: thay vì bán cho 10 người, chỉ lãi 200k/đơn. Anh ta tìm cách bán cho 1 người, lãi 2tr/đơn. Đấy.
…
Còn rất nhiều điều nữa, về một Growth Hacking.
Nghề nghiệp này sinh ra, nếu để nói về một sứ mệnh chung nhất, thì có lẽ: chấm dứt rất nhiều lãng phí, do bản năng tham lam gây ra.
✍️ Nếu những thứ như:
– Quảng cáo, không phụ thuộc vào công cụ quảng cáo, mà phụ thuộc vào nội lực sản phẩm đi quảng cáo.
– Con người xuất sắc, quan trọng hơn chiêu trò.
– Nghĩ xem khách hàng thực sự được lợi gì, sau đó mới nghĩ cách thu họ bao nhiêu.
– Tập trung 1 việc, đem lại tất cả lợi nhuận. Thay vì, làm nhiều việc, chả đem lại gì.
– Luôn biết nguyên nhân bế tắc. Thay vì theo đuổi thành công mù quáng.
…
Mà phổ biến.
Thì có lẽ, những tổ chức thực sự lớn mạnh, phải nhiều hơn rất nhiều, so với hiện tại.