Tại sao nói về tương lai, dẫn đến thất bại?
Vì điều đó làm cho con người ta ngất ngây trong sung sướng ở hiện tại.
Và sập nguồn ngay lập tức, khi gặp trở ngại (dù chỉ một chút) khi đang trong quá trình.
Người ta quay sang cắn nhau.
Thay vì tìm giải pháp.
Vì vậy, người ta thất bại.
Tại sao người ta thích nói về tương lai?
Người nói chỉ đủ bản lĩnh như vậy (cho tiền cũng không dám thừa nhận hiện tại).
Người nghe cũng không muốn đối đầu.
Toàn nói về thất bại, có thành công không?
Cũng không.
Vì thường đen đủi.
Tại sao đưa giải pháp cụ thể và hiệu quả, cũng thất bại?
Vì giải pháp đó thường khó.
Mọi người thường đang rất chật chội, vướng bận, rối loạn rồi.
Đưa thêm giải pháp, cũng giống như: cưỡi ngựa xem hoa thôi.
Tò mò nghe thử.
Thấy khó thì chuồn.
Hà tất phải nói.
Không nói về thành công, cũng không nói về thất bại, cũng không đưa giải pháp, vậy thì nên nói cái gì?
?
?
…
…
…
Không nói gì hết!
Và hãy làm gì đó, phù hợp với trạng thái đó (im lặng).
Xem chuyện gì diễn ra.
Em thử xem sao nhé.
Khổ nỗi là, để im lặng được, chỉ xảy ra, khi có 1 trong 3 điều:
– Tình cờ im lặng.
– Thất bại tuyệt vọng quá nên rơi vào im lặng.
– Hoặc đủ bản lĩnh kinh nghiệm học thuật để giữ được im lặng.
…
Cả 3 đều quá khó.
Với đa phần (rất nhiều) mọi người.
Người ta không tin. Đổ lỗi. Chê trách).
Nên: im lặng tiếp.
Con đường lí tưởng, không phải ta học kĩ năng làm cái gì mới.
Mà là ta học kĩ năng: biết không làm cái gì (rồi sau đó mới làm gì).
Con đường này thực sự dễ làm.
Nhưng lại quá khó để nhận ra.