Trí não của con người thật buồn cười.
Khi ta nhìn vào ai đó, ta thấy họ bình thường (không có bất kì bão tố nào).
Còn chỉ có chính họ, mới biết họ đã như thế nào, và đang như thế nào.
Những hình ảnh sang trọng, nguy hiểm, đẳng cấp bạn nhìn thấy trên đường, trong cuộc sống, trên TV hàng ngày, đó có phải là tiêu chuẩn của thành công không?
Liệu luôn thể hiện tươi vui, theo đuổi tiêu chuẩn nhiệt tình, tỏ ra nguy hiểm, hiểu đời.
Hay trang bị cho mình một trăm chiêu thức.
Có phải là “điều cần làm” để thành công không?
Thật may mắn: nó không phải.
Người ta phô diễn ra ngoài, sự đẳng cấp, tươi vui, nhiệt tình… Có lẽ chúng ta đều biết tại sao con người lại làm vậy.
Đôi lúc ta sợ: phải chăng phải như thế kia mới thành công được, giàu có được.
Còn ta, ta chẳng thấy thích mấy cái như vậy gì cả?
Không lẽ, ta cứ phải cố ép mình phải giống như vậy, mới thành công được?
Thật may mắn: nó không phải.
Những con người xù lông, chưa chạm vào đã nhe độc ra. Phải chăng như thế sẽ thành công?
Đáng ghét chứ thành công nỗi gì.
Sống cuộc đời như thế, có các vàng, đây cũng thèm vào.
Và cũng thật may mắn: cách sống như vậy, có đầy hậu quả.
Kể cả trong kết quả kinh doanh cuối cùng.
Chỉ có thể dọa được chiếu mới.
Chứ không thể dọa được những người có trải nghiệm sâu sắc.
Vẫn còn một tầng chân lý cao hơn.
(Và có thể còn nhiều tầng cao hơn).
Ai cũng phải che giấu đi sự mong manh, yếu ớt của mình.
Tại sao con người làm vậy? Bởi vì: họ chẳng có lựa chọn nào khác cả.
Đó là cách duy nhất, trực giác duy nhất, mách bảo con người làm vậy.
Để rồi khi còn lại một mình, hay khi công việc tuyệt vọng, không như ý muốn.
Thì ta đâu biết Con người như thế nào?
Giàu có, hay nghèo hèn, đều trông chán đời hết.
Người ta gọi đó là:
Trống rỗng.
Không một ai hướng dẫn con người, cách thực hành đúng đắn, để vượt qua những “sự thật” này của cuộc sống.
Bạn nhìn những con người Tự tin, giàu có, sang trọng như thế thôi.
Chứ lúc họ ở một mình, họ sai be bét, họ tụt dốc, thì bạn đâu có biết.
Trúng một hai dự án, ăn một năm.
Thế nhưng mà lúc không trúng, thì chẳng ai biết cả.
Chẳng ai dậy cách ứng xử đúng đắn, khi thất bại.
Lại lôi bản năng ra xử lí thất bại.
Dẫn đến thất bại càng thất bại hơn.
Kinh doanh theo biểu đồ hình Sin thì quá đơn giản (lúc lên lúc xuống).
Chỉ cần người này có những thành công đầu đời, là họ dư đủ tự tin.
Mỗi tội là không hiểu sao: kết quả kinh doanh toàn theo biểu đồ hình Sin.
Còn kết quả kinh doanh, mà tốt không ngừng, không phải theo biểu đồ hình Sin, thì khó hơn nhiều.
Vì vậy, những hình ảnh sang trọng, quý phái, nguy hiểm bạn thấy hàng ngày.
Hãy cứ vui vẻ mà: “khinh thường” họ.
Vì bạn có Tô Thái ở bên.
Người sẽ dần cho bạn biết: thế nào là đẳng cấp thực sự của làm người.
(Nếu ai đó thấy câu nói trên kiêu ngạo, đáng khinh, đáng ghét. Kiểu nhận xét như “cóc ngóe mà đòi ngoi lên làm người”…
Thì: đúng như vậy đấy.)
Bản lĩnh không thể hiện qua việc bạn nhận xét người khác thế nào? Lời nhận xét đẳng cấp ra sao.
Bản lĩnh thể hiện ở việc: bạn đã tìm ra liều thuốc, ứng phó với thất bại, vượt qua nghịch cảnh, của chính mình chưa?
Người nói: tôi chẳng bao giờ thất bại. Tôi luôn thành công. Tôi không muốn nhìn vào thất bại. Tôi muốn có tiền. Tôi thích nhìn vào tương lai…
!
Đó mới là rẻ rách.
Đó mới là sự cóc ngóe của những con Nhím xù lông, con cẩu sủa oăng oẳng khi ai đó chạm vào tầng sâu kín nhất đã bao năm che đậy đào sâu chôn chặt.
Kết quả kinh doanh không phải biểu đồ hình Sin.
Nó đòi hỏi, một năng lực nhìn lại, tổng hợp, phân tích cực rộng, cực sâu.
Kèm theo bản lĩnh cực kì dày dặn.
Mới có được.
Thất bại, mới là chân ái của cuộc sống này.
Càng nghĩ nhiều về thất bại, bạn càng thành công
Hãy đi theo người nói nhiều về thất bại.
Đừng đi theo BẤT CỨ AI hay nói về thành công.
Im lặng.
Chuyển hóa được cơ thể sang im lặng.
Và có một trăm manh mối để biết rằng im lặng là đúng, rồi giữ gìn nó .
Mới là triết lý cuối cùng của cuộc đời này.
Hết tập 2.