Đúng, chúng ta kinh doanh, chúng ta cần doanh thu.
Bạn cần nó để tổ chức của mình sinh tồn, hay để thành công hơn. Nhưng…
Thông thường, các CMO, đưa lên cho bạn một kế hoạch Marketing, như sau:
– Mục tiêu: khuếch trương nhận diện, chương trình giảm giá, khuyến mại, tặng Voucher,
– Kênh triển khai: làm TVC 350tr, thuê KOL 1,1 tỷ, quảng cáo thang máy 70tr, Digital Marketing 220tr, tờ rơi 45tr…kèm theo số lượng cam kết TIẾP CẬN của mỗi số tiền trên.
– Nhân sự: phòng MKT thực hiện (quỹ lương 70tr/tháng)
Bạn thấy thật hài lòng. Ngon quá, chỉ cần chi tiền ra, sẽ có từng này thứ. Ôi, với sản phẩm tuyệt vời của mình, phủ khắp các nơi thế này, thế nào cũng có kết quả.
😠 Và rồi, khi triển khai, chuyện gì diễn ra:
– Được 3 ngày đầu, mọi thứ có vẻ được triển khai.
– Đến ngày thứ 4, không thấy có bất cứ một kết quả gì về. Bạn bắt đầu lo lắng.
– Thời gian càng trôi: lo lắng tăng lên, hỗn loạn và trì trệ khắp nơi…ôi thôi không mô tả cảnh này nữa.
– Kết quả cuối cùng: 5 khách hàng, DÙNG THỬ.
Chuyện quái gì đang xảy ra vậy?
Tại sao kết quả thành công như mình kì vọng, lại không có?
😟 2,2 tỷ ở trên, sao lúc này, nó được tiêu một cách đơn giản như vậy.
Còn lúc khác, kể cả 1tr đồng, bạn cũng cẩn trọng cơ mà.
Thường thì, 2,2 tỷ ở trên, được tiêu trong trạng thái có Quỹ đầu tư đứng sau.
Nhưng không ít trường hợp, các CEO, bị lóa mắt, bởi những gì MKT trình bày, khi tiêu 2,2 tỷ trên, SẼ được gì.
Được gì? 5 khách DÙNG THỬ!
😏 Có cách làm nào khác không?
Kinh doanh, thì vẫn cần phải làm, để có doanh thu. Nhưng sao, kinh doanh cửa nào, chết cửa ấy như vậy.
Bạn hãy coi như, hôm nay là cơ duyên, bạn đọc được bài viết này.
Để, từ sau, mỗi khi có một kế hoạch hoành tráng đưa lên cho bạn, bạn nhớ đến bài viết này, thì bạn sẽ không hành sự theo bản năng nữa.
😉 Bạn thử xem, Tư duy Growth Hacking phía dưới, thì Nếu có nó, bạn còn có thể mất 2,2 tỷ nữa không nhé
1. Thất bại tồn tại khắp nơi, chứ không phải thành công.
Luôn suy nghĩ thất bại, sẽ chủ động tránh thất bại. Thay vì mù quáng tin vào thành công.
2. Vì luôn nghĩ thất bại, Growth Hacking luôn THỬ NGHIỆM VÀ THĂM DÒ.
Thử nghiệm mọi thứ. Chiến lược của Growth Hacking là khám phá rồi mới đến thành công.
Không bao giờ tin thành công ngay.
3. Và bởi vì thử nghiệm, Growth Hacking biết chính xác, khách cần gì, và không cần gì.
Để cung cấp cho họ, nên Growth Hacking có tiền, và lãi lớn. Trong khi đa phần không.
😏 THỬ NGHIỆM VÀ THĂM DÒ THẾ NÀO?
Vì yếu tố bảo mật nhất định, tôi nghĩ mình không nên công khai điều này.
Nhưng công khai lợi ích của nó thì được.
– Biết chính xác điều thị trường thích, trong số hàng chục điều về mình.
Để từ đó: dồn tiền quảng cáo cho điều này (và ngừng chi cho điều người ta không thích đi)
– Tìm ra điều thị trường thích, thì giờ mới là lúc “phủ toàn quốc” cho nó. Nhưng vẫn: gọn gàng, ngăn nắp, trọng điểm cực nhỏ. Chứ không phải tràn lan.
– Chi một số tiền quảng cáo rất nhỏ, so với những gì bạn có.
– Không phải không đủ sức làm lớn (chúng tôi là thầy dạy quảng cáo), mà là: không nên làm lớn quá sức
– Bạn còn được “tuyển chọn” khách hàng, thay vì nhắm mắt phục vụ tất cả (rồi quay sang trách nhau làm chưa tốt). Không phải chúng ta không hết lòng vì khách, mà thực sự: khách thì có người này người kia!
Phục vụ tới bến với người yêu bạn, mới phù hợp với chiến lược tổng thể
…
Khó nói hết tất cả.
😏 Tại sao đa phần không muốn thử nghiệm, thăm dò?
Vì trước là không biết.
Có biết cũng chỉ tin lờ mờ, coi điều này như bao “chiêu” khác.
Không đủ trải nghiệm để nó thành phản xạ của mình.
Cuối cùng, do việc này chán. Việc này tốn nhiều công sức, chi ít tiền, khó làm, lí trí, phải TỰ TAY LÀM.
Chả ai muốn như vậy cả.
Đó là lí do: chỉ khi đời đập cho tan tành, lúc đó mới biết điều gì là đúng!